Khoá học: Thiết lập dự án Wordpress

Nếu bạn đang tìm kiếm một cách nhanh chóng và hiệu quả để thiết lập một trang web cá nhân hoặc doanh nghiệp của mình, hãy bắt đầu với WordPress. Được coi là nền tảng quản lý nội dung (CMS) phổ biến nhất trên thế giới, WordPress cho phép bạn dễ dàng tạo ra một [...]

MySQL Bài 39: Các hàm trong MySQL

– Trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL xây dựng sẵn khá nhiều hàm (function) giúp chúng ta giải quyết những công việc mà chúng ta phải thường xuyên thực hiện.

– Dưới cây là bảng mô tả sơ qua về chức năng của một số hàm thường sử dụng trong MySQL.

(các bạn có thể bấm vào hình để tìm hiểu chi tiết chức năng & cách thức sử dụng của từng hàm)

Các hàm dùng để làm việc với chuỗi

CHAR_LENGTH

– Trả về độ dài (số lượng ký tự) của một chuỗi.

CONCAT

– Nối hai hoặc nhiều chuỗi lại với nhau.

CONCAT_WS

– Nối hai hoặc nhiều chuỗi lại với nhau (có kèm theo “dải phân cách” giữa các chuỗi)

FORMAT

– Định dạng một số thành dạng #,###,###,###.##

LOWER

– Chuyển đổi các ký tự bên trong chuỗi sang dạng chữ thường.

REPLACE

– Thay thế tất cả các lần xuất hiện của một chuỗi con (được chỉ định) bên trong chuỗi cha bằng một chuỗi mới.

REVERSE

– Đảo ngược thứ tự của các ký tự bên trong chuỗi.

UPPER

– Chuyển đổi các ký tự bên trong chuỗi sang dạng chữ in hoa.

Các hàm dùng để làm việc với số

AVG

– Tính giá trị trung bình của các số bên trong cột.

COUNT

– Đếm số lượng hàng (bản ghi) được trả về từ lệnh truy vấn dữ liệu.

MAX

– Trả về giá trị lớn nhất trong cột.

MIN

– Trả về giá trị nhỏ nhất trong cột.

SUM

– Tính tổng của các giá trị số bên trong cột.

Các hàm liên quan đến giá trị NULL

COALESCE

– Trả về giá trị khác NULL đầu tiên trong danh sách.

IFNULL

– Kiểm tra một giá trị, nếu giá trị là NULL thì hàm sẽ trả về một giá trị chỉ định, còn nếu giá trị không phải là NULL thì hàm sẽ trả về chính giá trị đó.

ISNULL

– Kiểm tra một giá trị, nếu giá trị là NULL thì hàm sẽ trả về 1, còn nếu giá trị không phải là NULL thì hàm sẽ trả về 0.

NULLIF

– Kiểm tra hai giá trị, nếu hai giá trị giống nhau thì hàm sẽ trả về NULL, nếu hai giá trị khác nhau thì hàm sẽ trả về giá trị thứ nhất.

Một số hàm quan trọng khác

IF

– Kiểm tra một biểu thức điều kiện, nếu đúng thì trả về giá trị được chỉ định thứ nhất, nếu sai thì trả về giá trị được chỉ định thứ hai.

LAST_INSERT_ID

– Trả về giá trị id AUTO_INCREMENT của hàng cuối cùng vừa được chèn vào bảng.

– Chức năng của hàm CHAR_LENGTH là dùng để lấy độ dài (số lượng ký tự) của một chuỗi.

Ví dụ 1:
SELECT CHAR_LENGTH("Hello");

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

CHAR_LENGTH(“Hello”)
5
Ví dụ 2:

– Tôi có một cái bảng SinhVien như bên dưới.

MSSVHoTenGioiTinhTuoiThanhPho
1Võ Chí BảoNam21Cần Thơ
2Lê NhưNữ18Bạc Liêu
3Nguyễn Thành NhânNam22Sóc Trăng
SELECT HoTen, CHAR_LENGTH(HoTen) AS SỐ_LƯỢNG_KÝ_TỰ FROM SinhVien;

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

HoTenSỐ_LƯỢNG_KÝ_TỰ
Võ Chí Bảo10
Lê Như6
Nguyễn Thành Nhân17

– Chức năng của hàm CONCAT là dùng để nối hai hoặc nhiều chuỗi ký tự lại với nhau.

Ví dụ 1:
SELECT CONCAT("Thư", "Viện", "Lập", "Trình");

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

CONCAT(“Thư”, “Viện”, “Lập”, “Trình”)
ThưViệnLậpTrình
Ví dụ 2:

– Tôi có một cái bảng SinhVien như bên dưới.

MSSVHoTenGioiTinhTuoiThanhPho
1Võ Chí BảoNam21Cần Thơ
2Lê NhưNữ18Bạc Liêu
3Nguyễn Thành NhânNam22Sóc Trăng
SELECT CONCAT(HoTen, " - ", Tuoi, " tuổi, sống tại ", ThanhPho) AS GIỚI_THIỆU FROM SinhVien;

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

GIỚI_THIỆU
Võ Chí Bảo – 21 tuổi, sống tại Cần Thơ
Lê Như – 18 tuổi, sống tại Bạc Liêu
Nguyễn Thành Nhân – 22 tuổi, sống tại Sóc Trăng

– Chức năng của hàm CONCAT_WS là dùng để nối hai hoặc nhiều chuỗi ký tự lại với nhau (có kèm theo “dải phân cách” nằm giữa mỗi hai chuỗi ký tự)

– Để sử dụng hàm CONCAT_WS thì chúng ta dùng cú pháp như sau:

CONCAT_WS(dải phân cách, str1, str2, str3, . . . .)
Ví dụ 1:
SELECT CONCAT_WS("- - - - -", "Thư", "Viện", "Lập", "Trình");

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

CONCAT_WS(“- – – – -“, “Thư”, “Viện”, “Lập”, “Trình”)
Thư- – – – -Viện- – – – -Lập- – – – -Trình
Ví dụ 2:

– Tôi có một cái bảng SinhVien như bên dưới.

MSSVHoTenGioiTinhTuoiThanhPho
1Võ Chí BảoNam21Cần Thơ
2Lê NhưNữ18Bạc Liêu
3Nguyễn Thành NhânNam22Sóc Trăng
SELECT MSSV, CONCAT_WS("- - - - -", HoTen, "sống tại", ThanhPho) AS THÔNG_TIN
FROM SinhVien;

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

MSSVTHÔNG_TIN
1Võ Chí Bảo- – – – -sống tại- – – – -Cần Thơ
2Lê Như- – – – -sống tại- – – – -Bạc Liêu
3Nguyễn Thành Nhân- – – – -sống tại- – – – -Sóc Trăng

– Chức năng của hàm FORMAT là dùng để định dạng một số thành dạng #,###,###,###.##

– Mẫu định dạng #,###,###,###.## rất thích hợp trong việc hiển thị tiền tệ.

– Để sử dụng hàm FORMAT thì chúng ta dùng cú pháp như sau:

FORMAT(number, số lượng chữ số phần thập phân được giữ lại)
Ví dụ 1:
SELECT FORMAT(65782648.8543, 2);

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

FORMAT(65782648.8543, 2)
65,782,648.85
Ví dụ 2:

– Tôi có một cái bảng Products như bên dưới.

ProductIDProductNamePrice
1Điện thoại iphone 1137500000
2Xe Lamborghini23857758956
SELECT ProductName, FORMAT(Price, 0) AS Price
FROM Products;

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

ProductNamePrice
Điện thoại iphone 1137,500,000
Xe Lamborghini23,857,758,956

– Chức năng của hàm LOWER là dùng để chuyển đổi các ký tự bên trong chuỗi sang dạng chữ thường.

Ví dụ 1:
SELECT LOWER("Thư Viện Lập Trình");

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

LOWER(“Thư Viện Lập Trình”)
thư viện lập trình
Ví dụ 2:

– Tôi có một cái bảng SinhVien như bên dưới.

MSSVHoTenGioiTinhTuoiThanhPho
1Võ Chí BảoNam21Cần Thơ
2Lê NhưNữ18Bạc Liêu
3Nguyễn Thành NhânNam22Sóc Trăng
SELECT LOWER(HoTen) AS HỌ_TÊN FROM SinhVien;

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

HỌ_TÊN
võ chí bảo
lê như
nguyễn thành nhân

– Chức năng của hàm UPPER là dùng để chuyển đổi các ký tự bên trong chuỗi sang dạng chữ in hoa.

Ví dụ 1:
SELECT UPPER("Thư Viện Lập Trình");

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

UPPER(“Thư Viện Lập Trình”)
THƯ VIỆN LẬP TRÌNH
Ví dụ 2:

– Tôi có một cái bảng SinhVien như bên dưới.

MSSVHoTenGioiTinhTuoiThanhPho
1Võ Chí BảoNam21Cần Thơ
2Lê NhưNữ18Bạc Liêu
3Nguyễn Thành NhânNam22Sóc Trăng
SELECT UPPER(HoTen) AS HỌ_TÊN FROM SinhVien;

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

HỌ_TÊN
VÕ CHÍ BẢO
LÊ NHƯ
NGUYỄN THÀNH NHÂN

– Chức năng của hàm REVERSE là dùng để đảo ngược thứ tự của các ký tự bên trong chuỗi.

Ví dụ 1:
SELECT REVERSE("Hello");

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

REVERSE(“Hello”)
olleH
Ví dụ 2:

– Tôi có một cái bảng SinhVien như bên dưới.

MSSVHoTenGioiTinhTuoiThanhPho
1Võ Chí BảoNam21Cần Thơ
2Lê NhưNữ18Bạc Liêu
3Nguyễn Thành NhânNam22Sóc Trăng
SELECT REVERSE(HoTen) AS HỌ_TÊN_ĐẢO_NGƯỢC FROM SinhVien;

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

HỌ_TÊN_ĐẢO_NGƯỢC
oảB íhC õV
ưhN êL
nâhN hnàhT nễyugN

– Chức năng của hàm REPLACE là dùng để thay thế tất cả các lần xuất hiện của một chuỗi con (được chỉ định) bên trong chuỗi cha bằng một chuỗi mới.

– Để sử dụng hàm REPLACE thì chúng ta dùng cú pháp như sau:

REPLACE(string, old_string, new_string)

– Trong đó:

  • string là chuỗi cha (chứa chuỗi con mà các bạn muốn thay thế)
  • old_string là chuỗi con mà các bạn muốn thay thế.
  • new_string là chuỗi mới dùng để thay thế cho old_string
Ví dụ 1:
SELECT REPLACE("tôi yêu em nhiều lắm em có biết không !?", "em", "GAME");

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

REPLACE(“tôi yêu em nhiều lắm em có biết không !?”, “em”, “GAME”)
tôi yêu GAME nhiều lắm GAME có biết không !?
Ví dụ 2:

– Tôi có một cái bảng Profile như bên dưới.

IDInfo
1tài liệu học lập trình web miễn phí
2hướng dẫn học lập trình web từ a đến z, demo lập trình web miễn phí
UPDATE Profile SET Info = REPLACE(Info, "lập trình web", "android");

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì cái bảng Profile sẽ trở thành:

IDInfo
1tài liệu học android miễn phí
2hướng dẫn học android từ a đến z, demo android miễn phí

– Chức năng của hàm AVG là dùng để tính giá trị trung bình của các số bên trong cột.

Ví dụ 1:

– Tôi có một cái bảng Products như bên dưới.

ProductIDProductNamePrice
1Kem đánh răng PS muối22000
2Mì hảo hảo tôm chua cay3500
3Nước tăng lực Sting dâu7500
SELECT AVG(Price) AS GIÁ_TRỊ_TRUNG_BÌNH FROM Products;

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

GIÁ_TRỊ_TRUNG_BÌNH
11000
Ví dụ 2:

– Tôi có một cái bảng Products như bên dưới.

ProductIDProductNamePrice
1Kem đánh răng PS muối22000
2Mì hảo hảo tôm chua cay3500
3Nước tăng lực Sting dâu7500
SELECT *
FROM Products
WHERE Price > (SELECT AVG(Price) FROM Products);

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

ProductIDProductNamePrice
1Kem đánh răng PS muối22000

– Chức năng của hàm COUNT là dùng để đếm số lượng hàng (bản ghi) được trả về từ lệnh truy vấn dữ liệu (SELECT)

Ví dụ 1:

– Tôi có một cái bảng Customers như bên dưới.

CustomerIDCustomerNameAddressCity
1Nguyễn Thành Nhân63 Hoàng Văn ThụCần Thơ
2Dương Trung Đức16 Nguyễn Văn CừCần Thơ
3Cà Thị Ngọc ĐiệpTổ 6 – Hoàng Hoa ThámVĩnh Long
4Cầm Xuân HảiSố 4A Đinh LễSóc Trăng
5Phạm Thị Thùy Linh164 Lê Thánh TôngVĩnh Long
6Lưu Đức HoaSố 169 Trần Quang DiệuAn Giang
7Phạm Thu HiềnSố 811 Giải PhóngCần Thơ
SELECT COUNT(CustomerID) AS SỐ_LƯỢNG_KHÁCH_HÀNG FROM Customers;

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

SỐ_LƯỢNG_KHÁCH_HÀNG
7
Ví dụ 2:

– Tiếp tục cái bảng Customers như trong ví dụ 1

SELECT COUNT(CustomerID) AS SỐ_LƯỢNG_KHÁCH_HÀNG_SỐNG_TẠI_CẦN_THƠ
FROM Customers
WHERE City = "Cần Thơ";

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

SỐ_LƯỢNG_KHÁCH_HÀNG_SỐNG_TẠI_CẦN_THƠ
3

– Chức năng của hàm MAX là dùng để lấy giá trị lớn nhất bên trong cột.

Ví dụ 1:

– Tôi có một cái bảng SinhVien như bên dưới.

MSSVHoTenGioiTinhTuoiThanhPho
1Nguyễn Thành NhânNam22Cần Thơ
2Trương Bá ChiNữ18Vĩnh Long
3Trương Hoài BảoNam24Bạc Liêu
4Doãn Quốc Thiên ThanhNữ19Sóc Trăng
SELECT MAX(Tuoi) AS TUỔI_LỚN_NHẤT FROM SinhVien;

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

TUỔI_LỚN_NHẤT
24
Ví dụ 2:

– Tiếp tục cái bảng SinhVien trong ví dụ 1.

SELECT *
FROM SinhVien
WHERE Tuoi = (SELECT MAX(Tuoi) FROM SinhVien);

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

MSSVHoTenGioiTinhTuoiThanhPho
3Trương Hoài BảoNam24Bạc Liêu

– Chức năng của hàm MIN là dùng để lấy giá trị nhỏ nhất bên trong cột.

Ví dụ 1:

– Tôi có một cái bảng SinhVien như bên dưới.

MSSVHoTenGioiTinhTuoiThanhPho
1Nguyễn Thành NhânNam22Cần Thơ
2Trương Bá ChiNữ18Vĩnh Long
3Trương Hoài BảoNam24Bạc Liêu
4Doãn Quốc Thiên ThanhNữ19Sóc Trăng
SELECT MIN(Tuoi) AS TUỔI_NHỎ_NHẤT FROM SinhVien;

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

TUỔI_NHỎ_NHẤT
18
Ví dụ 2:

– Tiếp tục cái bảng SinhVien trong ví dụ 1.

SELECT *
FROM SinhVien
WHERE Tuoi = (SELECT MIN(Tuoi) FROM SinhVien);

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

MSSVHoTenGioiTinhTuoiThanhPho
2Trương Bá ChiNữ18Vĩnh Long

– Chức năng của hàm SUM là dùng để tính tổng của các giá trị số bên trong cột.

Ví dụ:

– Tôi có một cái bảng SinhVien như bên dưới.

MSSVHoTenGioiTinhTuoiThanhPho
1Nguyễn Thành NhânNam22Cần Thơ
2Trương Bá ChiNữ18Vĩnh Long
3Trương Hoài BảoNam24Bạc Liêu
4Doãn Quốc Thiên ThanhNữ19Sóc Trăng
SELECT SUM(Tuoi) AS TỔNG_SỐ_TUỔI FROM SinhVien;

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

TỔNG_SỐ_TUỔI
83

– Chức năng của hàm COALESCE là dùng để trả về giá trị khác NULL đầu tiên trong một danh sách các giá trị.

Ví dụ:
SELECT COALESCE(NULL, NULL, "Nhân", "Dũng", NULL, "Bảo");

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

COALESCE(NULL, NULL, “Nhân”, “Dũng”, NULL, “Bảo”)
Nhân

– Chức năng của hàm IFNULL là dùng để kiểm tra một giá trị (hoặc một biểu thức giá trị)

  • Nếu giá trị được kiểm tra là NULL thì hàm IFNULL sẽ trả về một giá trị được chỉ định.
  • Nếu giá trị được kiểm tra không phải là NULL thì hàm IFNULL sẽ trả về chính giá trị đó.

– Cú pháp:

IFNULL(giá trị cần kiểm tra, giá trị được trả về khi giá trị cần kiểm tra là NULL);
Ví dụ 1:
SELECT IFNULL(NULL, "Thư Viện Lập Trình");

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

IFNULL(NULL, “Thư Viện Lập Trình”)
Thư Viện Lập Trình
Ví dụ 2:
SELECT IFNULL("Nguyễn Thành Nhân", "Thư Viện Lập Trình");

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

IFNULL(“Nguyễn Thành Nhân”, “Thư Viện Lập Trình”)
Nguyễn Thành Nhân
Ví dụ 3:

– Tôi có một cái bảng SinhVien như bên dưới.

MSSVHoTenGioiTinhTuoiThanhPho
1Nguyễn Thành NhânNam22Cần Thơ
2NULLNữ18Vĩnh Long
3Trương Hoài BảoNam24Bạc Liêu
4NULLNữ19Sóc Trăng
SELECT IFNULL(HoTen, "KHÔNG CÓ TÊN") AS HỌ_TÊN FROM SinhVien;

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

HỌ_TÊN
Nguyễn Thành Nhân
KHÔNG CÓ TÊN
Trương Hoài Bảo
KHÔNG CÓ TÊN

– Chức năng của hàm ISNULL là dùng để kiểm tra một giá trị (hoặc một biểu thức giá trị)

  • Nếu giá trị được kiểm tra là NULL thì hàm ISNULL sẽ trả về 1
  • Nếu giá trị được kiểm tra không phải là NULL thì hàm ISNULL sẽ trả về 0

– Cú pháp:

ISNULL(giá trị cần kiểm tra);
Ví dụ 1:
SELECT ISNULL(NULL);

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

ISNULL(NULL)
1
Ví dụ 2:
SELECT ISNULL("Thư Viện Lập Trình");

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

ISNULL(“Thư Viện Lập Trình”)
0
Ví dụ 3:

– Tôi có một cái bảng SinhVien như bên dưới.

MSSVHoTenGioiTinhTuoiThanhPho
1Nguyễn Thành NhânNam22Cần Thơ
2NULLNữ18Vĩnh Long
3Trương Hoài BảoNam24Bạc Liêu
4NULLNữ19Sóc Trăng
SELECT ISNULL(HoTen) AS KẾT_QUẢ FROM SinhVien;

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

KẾT_QUẢ
0
1
0
1

– Chức năng của hàm NULLIF là dùng để kiểm tra hai giá trị (hoặc biểu thức giá trị)

  • Nếu hai giá trị đó giống nhau thì hàm NULLIF sẽ trả về giá trị NULL.
  • Nếu hai giá trị đó khác nhau thì hàm NULLIF sẽ trả về giá trị thứ nhất.

– Cú pháp:

NULLIF(giá trị thứ nhất, giá trị thứ hai);
Ví dụ 1:
SELECT NULLIF("web", "android");

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

NULLIF(“web”, “android”)
web
Ví dụ 2:
SELECT NULLIF("web", "web");

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

NULLIF(“web”, “web”)
NULL

– Chức năng của hàm LAST_INSERT_ID là dùng để lấy giá trị id AUTO_INCREMENT của hàng cuối cùng vừa được chèn vào bảng.

Ví dụ:

– Tôi có một cái bảng SinhVien như bên dưới.

MSSVHoTenGioiTinhTuoiThanhPho
1Nguyễn Thành NhânNam22Cần Thơ
2Trương Bá ChiNữ18Vĩnh Long
3Trương Hoài BảoNam24Bạc Liêu
4Doãn Quốc Thiên ThanhNữ19Sóc Trăng
INSERT INTO SinhVien (HoTen, GioiTinh, Tuoi, ThanhPho) VALUES ("Lôi Lão Hổ", "Nam", 25, "Bình Phước");
SELECT LAST_INSERT_ID();

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

LAST_INSERT_ID()
5

– Chức năng của hàm IF là dùng để kiểm tra một biểu thức điều kiện, nếu nó đúng thì hàm IF sẽ trả về giá trị được chỉ định thứ nhất, nếu nó sai thì hàm IF sẽ trả về giá trị được chỉ định thứ hai.

– Cú pháp:

IF(biểu thức điều kiện, giá trị thứ nhất, giá trị thứ hai)
Ví dụ 1:
SELECT IF(1000 < 2000, "ĐÚNG", "SAI");

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

(1000 < 2000, “ĐÚNG”, “SAI”)
ĐÚNG
Ví dụ 2:
SELECT IF(1000 > 2000, "ĐÚNG", "SAI");

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

(1000 > 2000, “ĐÚNG”, “SAI”)
SAI
Ví dụ:

– Tôi có một cái bảng SinhVien như bên dưới.

MSSVHoTenGioiTinhTuoiThanhPho
1Nguyễn Thành NhânNam22Cần Thơ
2Trương Bá ChiNữ18Vĩnh Long
3Trương Hoài BảoNam24Bạc Liêu
4Doãn Quốc Thiên ThanhNữ19Sóc Trăng
SELECT HoTen, IF(GioiTinh="Nam", "ĐÀN ÔNG", "PHỤ NỮ") AS GIỚI_TÍNH FROM SinhVien;

– Sau khi thực thi câu lệnh phía trên thì tôi lấy được một bảng dữ liệu như sau:

HoTenGIỚI_TÍNH
Nguyễn Thành NhânĐÀN ÔNG
Trương Bá ChiPHỤ NỮ
Trương Hoài BảoĐÀN ÔNG
Doãn Quốc Thiên ThanhPHỤ NỮ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *