1) Toán tử ++
– Toán tử ++ được dùng để tăng giá trị của biến lên một đơn vị.
<script>
var a = 100;
var b = 998;
++a; //Giá trị của biến a sẽ là 101
++b; //Giá trị của biến b sẽ là 999
</script>
Xem ví dụ
– Toán tử ++ được chia làm hai loại:
- Tiền tố (khi toán tử ++ đặt trước biến), ví dụ: ++a
- Hậu tố (khi toán tử ++ đặt sau biến), ví dụ: a++
– Dưới đây là bảng tóm tắt điểm giống nhau và khác nhau giữa toán tử ++ tiền tố và hậu tố:
Toán tử ++ tiền tố | Toán tử ++ hậu tố | |
---|---|---|
Giống | Tăng giá trị của biến lên một đơn vị | Tăng giá trị của biến lên một đơn vị |
Khác | Giá trị của biến sẽ được tăng lên một đơn vị ngay trong biểu thức Xem ví dụ | Giá trị của biến sẽ được tăng lên một đơn vị ngay sau khi biểu thức kết thúc Xem ví dụ |
2) Toán tử —
– Toán tử — được dùng để giảm giá trị của biến xuống một đơn vị.
<script>
var a = 100;
var b = 998;
--a; //Giá trị của biến a sẽ là 99
--b; //Giá trị của biến b sẽ là 997
</script>
Xem ví dụ
– Toán tử — được chia làm hai loại:
- Tiền tố (khi toán tử — đặt trước biến), ví dụ: –a
- Hậu tố (khi toán tử — đặt sau biến), ví dụ: a–
– Dưới đây là bảng tóm tắt điểm giống nhau và khác nhau giữa toán tử — tiền tố và hậu tố:
Toán tử — tiền tố | Toán tử — hậu tố | |
---|---|---|
Giống | Giảm giá trị của biến xuống một đơn vị | Giảm giá trị của biến xuống một đơn vị |
Khác | Giá trị của biến sẽ được giảm xuống một đơn vị ngay trong biểu thức Xem ví dụ | Giá trị của biến sẽ được giảm xuống một đơn vị ngay sau khi biểu thức kết thúc Xem ví dụ |