Khoá học: Thiết lập dự án Wordpress

Nếu bạn đang tìm kiếm một cách nhanh chóng và hiệu quả để thiết lập một trang web cá nhân hoặc doanh nghiệp của mình, hãy bắt đầu với WordPress. Được coi là nền tảng quản lý nội dung (CMS) phổ biến nhất trên thế giới, WordPress cho phép bạn dễ dàng tạo ra một [...]

Học lập trình web

Khi học lập trình web cho người mới bắt đầu, có một lộ trình cơ bản mà bạn có thể theo dõi để phát triển kỹ năng của mình. Lộ trình này bao gồm sáu bước chính:

  1. Hiểu Cách Website Hoạt Động: Đây là bước đầu tiên và cơ bản nhất, giúp bạn hiểu về cấu trúc và cách thức hoạt động của website, bao gồm mô hình máy chủ – máy khách, và cách các trình duyệt tương tác với máy chủ.
  2. Các Công Cụ Cần Thiết: Trước khi bắt đầu, học viên cần biết cấu hình máy tính cần thiết và các công cụ phát triển web quan trọng.
  3. Nền Tảng Front-End Development: Tìm hiểu về phát triển phía máy khách của website, bao gồm các ngôn ngữ như HTML, CSS, và JavaScript.
  4. Công Cụ Hỗ Trợ Front-End Development: Học về các công cụ và thư viện hỗ trợ phát triển giao diện người dùng như Bootstrap, jQuery, và React.
  5. Nền Tảng Back-End Development: Tìm hiểu về phát triển phía máy chủ, bao gồm làm việc với máy chủ, cơ sở dữ liệu và các ngôn ngữ lập trình như Python, Ruby, hoặc Node.js.
  6. Khái Niệm Cơ Bản Cấu Trúc Website: Hiểu về cấu trúc tổng thể của website và các yếu tố cần thiết để xây dựng một trang web hoàn chỉnh.

Ngoài ra, lộ trình học lập trình web còn được chia thành ba phần nội dung chính:

  • Phần 1: Lập Trình Web Cơ Bản: Bao gồm việc hiểu cách thức hoạt động của website và phân biệt giữa Front-End, Back-End, và Full-Stack Development.
  • Phần 2: Kỹ Năng Front-End và Back-End Development: Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình và công cụ cho Front-End và Back-End.
  • Phần 3: Xây Dựng Website Hoàn Chỉnh: Lập kế hoạch và thực hiện xây dựng một website từ đầu đến cuối.

Phần 1: Lập trình web cơ bản

Hiểu cách website hoạt động

Trong quá trình học lập trình web, việc hiểu cách thức hoạt động của một website là bước nền tảng quan trọng. Trong khía cạnh cơ bản nhất, một website bao gồm các tệp và mã được lưu trữ trên máy chủ, và người dùng truy cập chúng thông qua trình duyệt web. Sự tương tác giữa trình duyệt (máy khách) và máy chủ tạo nên mô hình máy chủ – máy khách, là cơ sở của web.

Trong mô hình này, phần máy khách được gọi là Front-End, nơi mà Front-End Developer tập trung phát triển. Họ chịu trách nhiệm cho giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng. Phần máy chủ, hay Back-End, liên quan đến xử lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu và máy chủ. Back-End Developer tập trung vào các khía cạnh này để đảm bảo website hoạt động hiệu quả. Full-Stack Developer là người có khả năng làm việc cả hai phần, nắm vững kỹ thuật của Front-End và Back-End.

Như vậy, học lập trình web bao gồm việc hiểu và phát triển kỹ năng cả ở phần Front-End lẫn Back-End, tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng và phát triển website toàn diện.

Các công cụ cần thiết để bắt đầu

Bước thứ 2 trong lộ trình học Lập trình web chính là am hiểu về các công cụ cần thiết để bắt đầu, bao gồm:

Thông số kỹ thuật máy tính cơ bản

Bạn có thể bắt đầu phát triển website bằng bất kỳ máy nào có khả năng chạy Windows, macOS hoặc Linux. Các yêu cầu tối thiểu để lập trình bao gồm:

  • Bộ xử lý Intel i5/i7 hoặc bộ xử lý Apple Silicon trên các máy MAC mới nhất
  • Màn hình full HD hoặc màn hình máy tính xách tay tích hợp, lý tưởng nhất là 1920×1080
  • RAM 8GB

Trình soạn thảo văn bản cơ bản

Để bắt đầu học lập trình, việc đầu tiên bạn cần là một trình soạn thảo văn bản tốt để quản lý và viết mã code. Hiện nay có nhiều trình soạn thảo miễn phí trên thị trường, thuận tiện cho người mới bắt đầu.

Notepad++ là một sự lựa chọn phổ biến dành cho người mới học lập trình web, đặc biệt là trên hệ điều hành Windows. Nếu bạn sử dụng MAC, Windows hoặc Linux, Atom cũng là một lựa chọn tuyệt vời khác. Cả hai đều cung cấp các tính năng cần thiết để hỗ trợ bạn trong quá trình học và phát triển mã code.

Trình duyệt web

Để học lập trình web, một yếu tố quan trọng cần có là trình duyệt web. Điều này không chỉ giúp bạn viết và kiểm tra mã code, mà còn cho phép bạn xác minh tính tương thích của website trên các trình duyệt khác nhau. Điều này đảm bảo rằng website của bạn hiển thị đúng cách trên mọi trình duyệt. Một số trình duyệt web phổ biến mà bạn có thể sử dụng bao gồm Google Chrome, Safari, Microsoft Edge, Firefox, Brave, và Opera. Việc sử dụng nhiều trình duyệt khác nhau giúp bạn kiểm tra và đảm bảo tính tương thích và hiệu suất của website một cách toàn diện.

Máy chủ web cục bộ

Thiết lập một máy chủ web cục bộ trên máy tính cá nhân là bước quan trọng trong quá trình học lập trình web. Điều này giúp bạn có thể thử nghiệm và kiểm tra mã code mà không cần phải xuất bản lên internet. Bạn sẽ có cơ hội kiểm tra layout, script và các chức năng khác ngay trong quá trình phát triển.

XAMPP là một công cụ hữu ích cho việc này, hỗ trợ cả trên các hệ điều hành MAC, Windows và Linux. Đối với người dùng MAC và Windows, MAMP cũng là một lựa chọn tốt khác để thiết lập một môi trường phát triển web cục bộ.

Phần 2: Kỹ năng Front-End và Back-End Development

Tìm hiểu nền tảng Front-End Development (Phát triển Front-End)

Các Front-End Developer quyết định giao diện của website khi được tải ở phía máy khách sẽ trông như thế nào. Họ chịu trách nhiệm tạo và thiết kế tất cả các yếu tố website hướng tới người dùng.

HTML

HyperText Markup Language (HTML) cho phép các Lập trình viên xác định cấu trúc và thiết kế cơ bản của website. Tệp HTML cho trình duyệt biết nội dung sẽ hiển thị trên màn hình của thiết bị và cách sắp xếp các thành phần như đoạn văn, danh sách và hình ảnh.

HTML rất dễ tiếp cận và có thể cung cấp phần giới thiệu tuyệt vời cho những người mới viết mã code. Đây là một phần quan trọng trong bộ công cụ của Lập trình viên web và hoạt động như một điểm khởi đầu cho tất cả các website. Các website hiện đại sử dụng các ngôn ngữ kịch bản như JavaScript để tạo nội dung website động. Tuy nhiên, mặc dù là một công nghệ cũ hơn nhiều so với thời đại phát triển như hiện nay nhưng HTML vẫn là cốt lõi của các website này.

CSS

Cascading Style Sheets (CSS) thay đổi cách hiển thị các phần tử HTML trên màn hình. Hiểu CSS cho phép bạn tạo các website đẹp mắt trên tất cả các trình duyệt chính. Bạn có thể thay đổi bố cục, màu sắc và phông chữ của trang cũng như thêm hiệu ứng cho các thành phần trang.

CSS được sử dụng kết hợp với HTML để tạo và điều chỉnh kiểu website. CSS vô cùng dễ học và dễ hiểu, tuy nhiên nó cũng sẽ có những mặt chuyên sâu khác nếu người dùng muốn thật sự tận dụng tối đa mọi tính năng CSS mang lại. Ngôn ngữ lập trình này cung cấp cho bạn nhiều quyền kiểm soát đối với cách trình bày tài liệu HTML cho người dùng – do đó, việc học CSS là rất quan trọng đối với bất kỳ ai muốn tạo website đẹp mắt và responsive website (một loại web đáp ứng mọi thiết bị và mọi độ phân giải màn hình).

JavaScript

JavaScript là một thành phần quan trọng khác trong các công cụ của Front-End Developer. Đây là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thị trường theo báo cáo HackerRank’s 2020 Developer và là ngôn ngữ được yêu cầu nhiều nhất bởi các nhà tuyển dụng.

JavaScript là ngôn ngữ phía máy khách được sử dụng cùng với HTML và CSS để tạo các web động (dynamic web) và web đáp ứng (responsive web). Nó rất dễ sử dụng và cực kỳ linh hoạt, cho phép Lập trình viên xử lý bất kỳ phần nào trong thiết kế và chức năng của website. Nhiều kỹ năng liên quan đến viết JavaScript cũng có thể được áp dụng cho các ngôn ngữ khác như Python và Java.

Công cụ hỗ trợ Front-End Development

Các công cụ Front-End Development giúp tự động hóa và quản lý quy trình viết mã của bạn. Vì vậy, bạn nên xác định các nguồn hỗ trợ tiềm năng trước khi giải quyết bất kỳ dự án lập trình chuyên sâu nào. Đây cũng là bước quan trọng trong lộ trình học Lập trình web. Việc am hiểu các công cụ sẽ hỗ trợ bạn làm việc dễ dàng và tối ưu thời gian hơn.

Package Managers (PM)

Package Managers theo dõi phần mềm nào được cài đặt trên máy tính của bạn và cho phép bạn dễ dàng cài đặt thêm phần mềm mới, nâng cấp hoặc xóa phần mềm đã cài đặt trước đó. Giả sử dự án của bạn sử dụng thư viện sẵn thay vì tự code, điều này gây ra một số khó khăn như code có thể chạy được ở máy này, nhưng với máy khác lại không vì xung đột phiên bản. Package Managers sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề tương tự như thế một cách nhanh chóng.

JavaScript Frameworks

JavaScript Frameworks là tập hợp các thư viện code được viết sẵn bằng ngôn ngữ lập trình JavaScript, sử dụng cho các tác vụ hay tính năng thông thường. Lợi ích của Framework là giúp bạn xây dựng một website hiệu quả hơn vì bạn không phải thiết kế mọi thứ từ đầu.

Giả sử bạn đang xây dựng trang “Giới thiệu về chúng tôi” cho một doanh nghiệp và muốn kích hoạt Animation (Hoạt ảnh) bất cứ khi nào người dùng di chuyển qua ảnh chụp của nhân viên trên trang đó. Bạn có thể sử dụng Framework để tiết kiệm thời gian thay vì tạo Animation ngay từ đầu.

Một trong những Framework sở hữu lượng Front-End code khổng lồ trên CSS, HTML và JavaScript có thể kể đến Bootstrap. Ngoài ra, các Lập trình viên có thể tìm hiểu thêm về các Framework khác như React, Vue.js và AngularJS.

Version Control

Version Control hay với tên gọi đầy đủ là Version Control System (Hệ thống kiểm soát phiên bản), quản lý những thay đổi bạn thực hiện đối với mã code của mình và cho phép bạn hoàn nguyên về phiên bản trước nếu bạn mắc lỗi hoặc muốn thực hiện thay đổi khác.

Khi bạn bắt đầu tìm hiểu về Version Control, Git có thể là lựa chọn phù hợp. Git là một Version Control phiên bản tiêu chuẩn công nghiệp được sử dụng trong các công ty Lập trình web lớn. Git tương đối dễ học dành cho bất kỳ Lập trình viên Front-End nào.

Tìm hiểu nền tảng Back-End Development (Phát triển Back-End)

học lập trình web
Học lập trình web 19

Back-End Development liên quan đến các cấu trúc và nhiệm vụ mà người dùng không nhìn thấy, cụ thể là máy chủ (servers), cơ sở dữ liệu và phân tích dữ liệu.

Làm việc với máy chủ

Trong quá trình học lập trình web, đặc biệt là với vai trò của một Back-End Developer, việc nắm vững cách quản lý các loại máy chủ khác nhau là rất quan trọng. Máy chủ tập trung truyền thống, chạy trên hệ điều hành như Windows hoặc Linux, thường được ưu tiên sử dụng bởi các doanh nghiệp lớn để kiểm soát tốt hơn việc lưu trữ và truy cập dữ liệu.

Tuy nhiên, cho người mới bắt đầu học lập trình web, việc mua và thiết lập một máy chủ riêng không phải là cần thiết. Các dịch vụ lưu trữ đám mây như HostGator cung cấp giải pháp cho phép chạy website mà không cần quản lý trực tiếp phần cứng máy chủ.

Ngoài ra, xu hướng sử dụng lưu trữ phân tán hoặc serverless đang ngày càng trở nên phổ biến trong lập trình web. Serverless, với sự nhầm lẫn phổ biến rằng không có máy chủ, thực tế lại là việc máy chủ vẫn tồn tại nhưng không đòi hỏi sự quản lý trực tiếp từ phía người dùng. Các công ty như Netflix, Reuters và AOL đã sử dụng mô hình này do chi phí thấp, tốc độ xử lý nhanh và khả năng mở rộng linh hoạt. Đây là một phần quan trọng trong lộ trình học lập trình web hiện đại.

Ngôn ngữ lập trình

Một vài ngôn ngữ lập trình khác nhau sau đây dành cho các Back-End Developer, bao gồm:

  • Java: là ngôn ngữ lập trình phổ quát có thể hữu ích trong cả ứng dụng phía máy khách hay phía máy chủ. Java được coi là một trong những ngôn ngữ dễ học nhất. Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn thường sử dụng Java bởi tính đáng tin cậy và có thể mở rộng. Vì vậy, việc tiếp xúc với ngôn ngữ này thường xuyên có thể mang lại lợi ích cho bạn sau này khi xin việc.
  • Python: thuộc nhóm ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới, Python thường được sử dụng trong Back-End Development. Python phù hợp với những tân binh Lập trình web vì nó trực quan và linh hoạt.
  • Node.js: ở cấp độ cơ bản, Node.js cho phép các Lập trình viên áp dụng JavaScript vào lập trình Back-End. Một số công ty công nghệ nổi tiếng sử dụng Node.js có thể kể đến PayPal, Uber và Microsoft.
Làm việc với cơ sở dữ liệu
học lập trình web
Học lập trình web 20

Cơ sở dữ liệu rất quan trọng trong Back-End Development. Bạn sẽ cần biết cách quản lý và truy cập dữ liệu để phát triển với tư cách là một Back-End Developer.

Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc – Structured Query Language (SQL) là ngôn ngữ truy vấn phổ biến giữa các Data Scientist (Nhà khoa học dữ liệu) và Back-End Developer. Nó được sử dụng để tạo cơ sở dữ liệu, thêm dữ liệu mới vào cơ sở và sửa đổi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.

Bạn cũng cần biết cách làm việc với cơ sở dữ liệu NoSQL. Các cơ sở dữ liệu này không cấu trúc dữ liệu của chúng theo bảng, cột hoặc hàng mà sẽ nhanh nhẹn, linh hoạt và đơn giản hơn. Đối với các doanh nghiệp làm việc với lượng dữ liệu khổng lồ và không thể được sắp xếp hiệu quả trong một bảng thông thường, NoSQL là một lựa chọn tuyệt vời.

Tìm hiểu về cơ sở dữ liệu SQL và NoSQL có thể giúp bạn linh hoạt hơn trong công việc. Xét cho cùng, các doanh nghiệp khác nhau có những nhu cầu khác nhau, vì vậy biết cách làm việc với nhiều loại cơ sở dữ liệu khác nhau có thể giúp bạn phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *